Chào giá trong xây dựng



Chào giá thường được thấy trong gói thầu mua sắm thiết bị, trong đó nhà thầu chào giá và giới thiệu đến chủ đầu tư những loại thiết bị, máy móc mà mình cung cấp đáp ứng theo hồ sơ mời chào giá của chủ đầu tư. Nhà thầu nào đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và có giá thấp nhất sẽ có cơ hội trúng thầu cao nhất.

Tuy nhiên trong lĩnh vực xây lắp đôi khi cũng nảy sinh vấn đề chào giá. Khi mà giá trị gói thầu không lớn lắm ( thường là gói thầu sửa chữa nhỏ hoặc cải tạo…), để đảm bảo tính cạnh tranh và khách quan, chủ đầu tư sẽ mời hai hay nhiều hơn hai nhà thầu xây dựng đủ năng lực tham gia chào giá và cung cấp cho họ một bản thiết kế kèm theo tiên lượng, sau đó nhà thầu sẽ về áp giá các loại vật tư theo thông báo giá của địa phương. Sau khi cân nhắc các vấn đề tài chính, thi công … mỗi nhà thầu sẽ đưa ra một bản chào giá của riêng mình. Nhà thầu nào có giá thấp hơn sẽ trúng thầu. Đôi khi chủ đầu tư cũng chỉ mời một nhà thầu chào giá và cũng cung cấp tiên lượng để nhà thầu đưa ra giá phù hợp. Nếu giá của nhà thầu thấp hơn giá dự toán được duyệt thì hợp đồng sẽ được thương thảo và được ký kết. Công trình có thể khởi công xây dựng ngay sau đó.


Vấn đề chào giá trong xây dựng hay nói cách khác nó cũng là một dạng của chỉ định thầu, có điều hồ sơ thủ tục đơn giản hơn rất nhiều và nó thường dành cho các doanh nghiệp nhỏ, năng lực, kinh nghiệm còn thấp bởi giá trị mỗi công trình thường không lớn lắm và vừa sức với họ, việc đấu đá trong đấu thầu là có thể tránh được, quan niệm “ năng nhặt chặt bị” luôn đúng trong trường hợp này.

Còn với các nhà thầu lớn, năng lực và kinh nghiệm đều mạnh thì họ hầu như không quan tâm đến những gói thầu với quy mô “tí xíu” như vậy, cái mà họ quan tâm là những dự án có giá hàng tiền tỷ và việc đấu đá trong đấu thầu như là việc cọ xát với họ vậy. Rõ ràng những nhà thầu mạnh như vậy là những cánh mũi chủ lực của ngành xây dựng và là mục tiêu mà những nhà thầu trẻ luôn phấn đấu hướng tới. Ta có thể thấy những nhà thầu như vậy ở Việt Nam như là Tổng công ty xây dựng Thăng Long, Sông Đà, Trường Sơn, Vianconex…

Nói chung với các doanh nghiệp xây dựng, dù lớn hay nhỏ thì đó cũng là điều đáng mừng bởi với các doanh nghiệp nhỏ, kinh nghiệm và khả năng tài chính còn non trẻ thì các gói thầu nhỏ vừa sức sẽ mang lại lợi nhuận nhỏ còn với nhà thầu lớn nó mang lại lợi nhuận kếch xù bởi họ là những kẻ mạnh và họ xứng đáng được hưởng như vậy.


Share this article :

Đăng nhận xét