Lương của kĩ sư xây dựng ở nước ngoài

Bài viết khá hay nên mình mạn phép copy về cho anh em xem xét và tự đánh giá nhé. Bài viết của thành viên Nguyen Van Thu ben dien dan ketcau.com.


Các bạn ở trong nước thấy lương ở nước ngoài cao (Mỹ, Pháp...) thì dĩ nhiên là ham thích. Nhưng các bạn cần phải hiểu những quyền lợi về xã hội và tương trợ khi nhân viên đau ốm, bị thương tích, đàn bà chửa đẻ v.v..., làm việc trong môi trường hiểm độc... ngay cả những quyền lợi khi về hưu. Ngoài ra cần phải lưu ý là đời sống ở các nước này rất cao, lương tuy vậy mà vẫn không dư dả gì. Do đó ở đâu, lương đó ! khó so sánh với nước khác.
Tôi không có tài liệu nhiều về bảng lương vì nói thật, người Việt-Nam ở ngoại quốc, phần lớn có 7 nghề (tức là thất nghiệp). Thật vậy, khi đi công trường, người mình ốm yeu, nói không ai nghe. Khi làm Bureau d'études thì biết quá ít sinh ngữ, ít quen biết với chánh quyền địa phương, nên khó có thể nắm chức vụ lớn và quan trọng. Người Việt-Nam trên 50 tuổi thường là thất nghiệp, vì cái tuổi đó là để vào cấp chỉ huy (Directeur, Manager...), không nói nhiều thứ tiếng ... thì họ chọn người khác, có vậy thoi .
Ơ" Mỹ, khi bệnh hoạn, các bạn được thường khoảng 6 tháng lương . (Hình như thất nghiêp cũng vậy) . Còn ở Pháp, khi bệnh hoạn, được bồi thường lâu hơn, sau một thời gian (thí dụ là 6 tháng) thì tiền bồi thường xuống còn khoảng phân nửa, nhưng mà tiếp tục lâu dài . Ở Pháp, rất khó tăng lương, nhất là dân Việt-Nam .
Ðây là vài con số tại Bỉ :
- lương débutant Kỹ-sư Civil (Bac+5 năm) : 35.000Euro/năm
- lương débutant Kỹ-sư Industriel (Bac+4năm) : 28.000Euro/năm
Nếu là công chức, lương tăng dần, khoảng 10% mỗi năm, nếu là tư chức, cái đó tuỳ ơ" ong chủ, khi gần về hưu, lương có thể tăng gấp đôi lương débutant. Lương quân đội cao nhất, và lương các hãng lớn mà chánh phủ có cổ phần cu'ng rất cao, có thể tới 10.000Euro/tháng (đây là lương PDG, thí dụ PDG của hãng xe lư"a Bỉ là 20.000Euro/tháng, nhưng họ là được đảng chính trị đưa lên).
Ðó là lương brut (căn bản), các bạn cần trừ bớt 40% tiền thuế . Riêng về phía chủ, học phải đóng thêm 40% gọi là charge patronale.
Nêu các bạn làm như chủ (một người mở hãng riêng, văn phòng riêng và làm việc cho môt hãng lớn hơn) : mỗi giờ 125Euro, nhưng dĩ nhiên các bạn phải bỏ ra 50% để trả thue, các bạn bệnh, bị thương tích, chẳng những không lương mà còn phải tiếp tục đóng thuê, và khi về già, bạn không có tiền hưu trí.
Sô bạn tôi có bằng Tiến-sĩ Khoa-học, trên 50 tuổi đều thất nghiệp cả, trừ một vài người đã là giáo sư thực thụ (vì họ được coi là công chức, làm việc suốt đời) . Còn các Kỹ-sư còn trẻ thì tỷ số đậu Kỹ-sư tại Bỉ khoảng 20% (họ đã lọc lừa trước), phân nửa có thể có việc làm, còn số còn lại phải đi làm việc cho các tổ chức ONG (Phi-châu, Nam Mỹ ...), khoảng 50 tuổi sẽ cũng thất nghiệp .
Vê việc làm : Kỹ-sư Civil, (Bac+5 năm) : trách nhiệm thiết kế, quản lý đồ án...
Trong ngành Construction aéronautique, Kỹ-sư này có thể lo tính về dày tôle, nhưng phép tính sức gió trên máy bay là do Kỹ-sư aéronautique lo liệu, (bằng này muôn có phải là Ky-sư Civil + 2 năm học nữa).
Kỹ-sư Industriel (Bac+4 năm) : tính toán sức bền vật liệu, bê-tông, charpente ...
Technicien (Bac+2năm) : vẽ CAD, tính thống kê lượng vật liệu ...


hehe... bằng kỹ sư của Pháp (diplôme d"ingénieur) cũng là BAC+5. Nếu tính theo hệ L-M-D của europe thì dc ghi chú ~ master dégre thội...nhưng nếu muốn học tiếp master thì cũng vẫn phải học master 02 thôi vì 02 hệ thống khác nhau
... bên Polytechnique thì thật sự tôi kg mấy rành, nhưng tôi hơi bất ngờ khi nghe bác nói chỉ cần 4 năm vì theo tôi dc biết hầu hết các trường trong hệ thống école of pháp đều đào tạo 5 năm gồm 02 năm đầu học prépa rồi wa concours để học tiếp 3 năm nữa, và phần lớn école đào tạo về kỹ thuật và kinh tế, bên Polytechnique là bách khoa nên tôi cũng kg rõ ...
... thật ra thì học xong nếu có dk thì ai chẳng muốn ở lại chinh chiến chứ, trừ những bác phải về tiếp quản cơ ngơi thôi :D ... lương ks là thuộc loại khá lắm rồi... có dk sống tốt, nghề xd lại dc về hưu sớm hơn các nghành khác :D khi đó tha hồ mà về vn sống...
...tiện thể cho hỏi các bác có biết ở sài gòn hiện có nhiều c.ty pháp hoặt động trong lĩnh vực xd kg? có ai đã và đang làm cho CHANPHUONG ENGINEERING kg? có thể cho tôi biết thông tin kg?...

Bắt đầu năm ngoái (2004) thì toàn thể Âu-châu phải sữa hệ thống lại cho hơp nhau, tức 2 năm candidature (mà bạn gọi là préparatoire), 3 năm chuyen ngành để được tương đương Master, đừng lầm nhé, các Kỹ-sư ra trường ngày xưa của các Ecoles không được ngang với Master.
Còn cái năm học luyện thi hay dự thi (préparatoire thật) thì không tính.

Bạn tôi có đứa con đậu Kỹ-sư Polytechnique 2004, nhưng muốn soạn Tiên-sĩ phải làm DEA hai năm, trong khi Kỹ-sư của Ðại học thì không phải theo. Chuyện tương đương văn bằng rất rắc rối, nên gởi thơ hỏi thẳng các trường Ðại-học. Em có tìm hiểu là tốt, nhưng sang Pháp (hay một nước nào ở Âu-châu) em sẽ thấy buồn vì họ không xem văn bằng Việt-Nam ra gì cả.

Nghề xây dựng không được về hưu sớm đâu, bạn lầm rồi, chỉ có thợ nê, thợ làm cốt thép, làm coffrage... thì về hưu sớm vì công việc nặng nhọc, mùa đông phải làm việc khi trời -5°C..., còn Kỹ-sư, thợ vẽ thì theo chế độ thường.

Vụ CHANPHUONG : tôi không biết những kỹ-sư này vì tôi ở Bỉ, và Bỉ ít xây dựng tại Việt-Nam (trừ nhà máy điện ở Bắc Bộ... bởi Tractebel). Kỹ-thuật xây dựng của Pháp rất cao, Bỉ không thể bì kịp, Bỉ lo nhiều về điều phối, kỹ-thuật, hoàn thiện... Vào nhiều forum của bọn trẻ Pháp-Việt thì có nghe nói mấy em trẻ rất hăng hái về Việt-Nam làm việc. Có em chỉ có chút hiểu biết kỹ-thuật,... nhiều em thất nghiệp.

Theo luật thương mại thì một công-ty như Pháp làm việc tại một quốc-gia khác thì họ chỉ cần có văn bằng của nước của họ (tức là nước Pháp), nhưng trong một công ty chỉ có 1 hay 2 người Kỹ-sư thôi, các người kia chỉ là Chuyên-viên, cho nên khi em nghe họ nói họ là Kỹ-sư, cũng nên cẩn thận, vì một người Kỹ-sư ở Âu-châu có kinh nghiệm, sang Việt-Nam làm việc, lương hơi đắt không dưới 8.000$US/tháng (do phải bù trừ về xã-hội, xa xứ...). Nhưng thỉnh thoảng cũng có vài Kỹ-sư trẻ chưa kinh nghiệm lương bao nhiêu cũng làm (1.000-2.000$US), nhưng trường hợp này ít.

Mà ở Việt-Nam nghe nói cũng có người lương cao khoảng 16.000$US môt tháng mà, do đứa em tôi kể lại, nhưng nó không có nói làm ở đâu.
Lương ở Việt-Nam cũng đâu thua ai !


Văn bằng Việt-Nam không được nhin nhận tại Âu-châu.
Kinh-nghiệm 5, 10 năm ở Việt-Nam phần lớn không đủ để các công ty bỏ qua cái vụ bằng VN không giá-trị pháp lý (tại Âu-châu, muốn làm việc như Kỹ-sư phải có bằng Kỹ-sư của một trong những nước Âu-châu, và văn bằng đó được xét như là tương đương với bằng bản xứ, người nào vi phạm có thể bị pháp luật trừng trị), nhưng nếu kinh nghiệm đó không có tại Âu-châu thì có thể được, lúc đó các bạn làm việc dưới trách nhiệm của một kỹ-sư trưởng, bạn không ký tên như Kỹ-sư, mà xếp của bạn sẽ ký tên thay cho bạn vì họ có bằng bản xứ.
Chương trình học của Âu-châu nặng nhiều về kiến-thức thực hành, khi học đã nhận rât nhiều tài liệu cần cho việc làm (đồ thị, phương pháp tính, tài liệu các vật dụng như ancrages Freyssinet, BBRV..., các công thức thông dụng ngành thuỷ lưc..., tập tiêu chuẩn hiện hành..), sách nói về những kinh nghiệm về đào đất, móng... Trong khi ở Việt-Nam, chương trình của ta chú trọng lý thuyết : phải biết chứng minh từng công thức,... còn chi tiết thực hành thì bỏ qua. Chính ở chỗ khác nhau về tiêu chuẩn giá trị của chương trình học mà Kỹ-sư chúng ta bị xem thường.
Share this article :

Đăng nhận xét