le giang sinh o viet nam

le giang sinh o viet nam
Nguyễn Ngọc Bình không phải là người Thiên Chúa nhưng khi Giáng sinh đến, anh vẫn khoác lên người quần áo đỏ và bộ râu trắng của ông già Noel. Không khí Giáng sinh tràn ngập khắp nơi tại Việt Nam, đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh.


Ông già Noel đi phát quà đang chờ đèn giao thông trên đường phố Hà Nội. Ảnh: AP.
Bình say sưa ông già Noel đến mức anh thành lập cả trung tâm đào tạo những người muốn trở thành Santa trong dịp Giáng sinh. Chương trình học bao gồm từ đồ chơi trẻ em, những con tuần lộc cho đến bài hát Jingle Bells. Năm nay Bình đã đào tạo cho 25 người và họ đang cố gắng để đáp ứng nhu cầu phát quà cho trẻ em vào dịp Giáng sinh.

"Cháu hy vọng ông già Noel sẽ mang cho cháu đồ chơi", bé Lê Hoàng Sơn, 4 tuổi, vừa chạy quanh khu đồ chơi trẻ em trong bộ quần áo đỏ rực của Santa tại một trung tâm mua sắm vừa nói. "Cháu thích thật nhiều loại đồ chơi khác nhau!".

Người theo đạo Thiên chúa ở Việt Nam vẫn tổ chức mừng Giáng sinh từ lâu nhưng khi Việt Nam ngày càng mở cửa với thế giới bên ngoài, ngày lễ này được chào đón rộn rã hơn. Người dân thuộc đủ loại tôn giáo và nền tảng khác nhau ngày càng nhiệt tình chào đón lối sống phương Tây, như việc uống Coca Cola và xem MTV.

Giáng sinh được chào đón tại đất nước vốn rất yêu thích việc tặng quà, yêu mến trẻ em và hát karaoke này. Người Việt Nam thích các bài hát Giáng sinh, đặc biệt là bài Feliz Navidad.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, Noel mang tính thương mại chẳng khác gì ở phương Tây. Ông già Noel chụp ảnh cùng các em nhỏ tại trung tâm thành phố trước khung cảnh Giáng sinh do hãng băng vệ sinh Diana tài trợ tiền để dựng lên.

Đối với những người kiếm được tiền từ dịp Giáng sinh, đây đúng là mùa hội. "Đây là cơ hội tốt để chúng tôi làm ăn", Trần Thị Thu, làm việc tại thương xá Tax cho hay. "Chúng tôi đã chi 20.000 USD để trang trí vào dịp này". Ông già Noel được đặt tại vị trí chiến lược ngay tại lối vào thương xá này. "Bọn trẻ con đi cùng bố mẹ thường đòi vào bên khi thấy ông già Noel", Thu cho hay.

Thêm một hình thức câu khách nữa là giải thưởng bằng hiện vật: một chiếc Ford Ranger trị giá 25.000 USD cho khách hàng may mắn. Và chiến lược Giáng sinh của Thu có vẻ hiệu quả. Doanh thu bán hàng trong dịp này tăng lên 30%.

"Kinh tế Việt Nam phát triển nhanh. Trước đây, người ta thường nghĩ chuyện tích cóp tiền nhưng giờ thu nhập tăng lên, nhiều người tìm cách tiêu khiển", cô cho biết.

Lễ Giáng sinh ở Việt Nam không chỉ đơn thuần là giải trí. Vào đêm 24/12 và sáng sớm 25, rất nhiều người tập trung tại nhà thờ ở trung tâm thành phố để cầu nguyện mừng ngày Chúa ra đời. Đối với người theo đạo, đây là nghi lễ trang nghiêm. Đối với người không theo đạo, đây là cảnh tượng thú vị.

Các Santa của Bình cưỡi xe máy đi phát quà cho trẻ em, trong đó có cả các trại trẻ mồ côi. Người Việt Nam gọi Santa là "Ông Già Noel". Dà dù khoác quần áo đỏ và bộ râu trắng, trông họ vẫn rất Việt Nam. Bình muốn kiếm những người cao to và béo nhưng cuối cùng chỉ có những ứng viên thấp và mảnh dẻ.

Bình yêu cầu các ông già Noel phải giữ bộ râu sạch sẽ. Sau khi khoác bộ quần áo đỏ lên người, Bình dặm thêm chút phấn trắng lên mặt để trông Tây hơn.

"Đối với những người trẻ tuổi thì Noel là cơ hội đi chơi và hòa vào đám đông", chị Bùi Thị Bích Liên, một luật sư 35 tuổi, cho hay. "Đây cũng là dịp để mua mấy thứ đồ nhấp nhánh".

Cũng giống nhiều người Việt khác, Liên không theo đạo và chủ yếu chăm chút bàn thờ ở gia đình, nơi đồ cúng được dâng lên tổ tiên. Cô không hề phản đối những người mừng Giáng sinh nhưng cũng sẽ không tham gia. "Tại sao tôi lại phải mừng Giáng sinh? Nhà tôi cổ lắm", cô nói.

Khung cảnh Giáng sinh lại khiến Anne Borboen, một du khách Thụy Sĩ 72 tuổi nhận xét : "Trông Mỹ quá, thương mại quá!", bà ca thán. "Trông mấy cái cây Giáng sinh và tuyết giả này buồn cười quá. Tại sao họ không làm cái gì trông Việt Nam hơn chút nhỉ?".

Theo Vnexpress\AP



LỄ GIÁNG SINH HAY LỄ NOEL LÀ NGÀY LỄ GÌ ?

Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Nô-el, hay Nô-en (từ tiếng Pháp Noël, là viết tắt từ gốc Em-ma-nu-el, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta) là một ngày lễ quốc tế kỷ niệm ngày Chúa Giê-su sinh ra đời của phần lớn người Cơ Đốc giáo. Họ tin là Giê-su được sinh tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và năm 6.

Tại sao vào ngày lễ noel người ta lại trang trí cây noel?

Vào thế kỷ VII, nhà tu người Đức, Thánh Bonifacedax thuyết phục các tu sĩ của mình tại vùng Geismar rằng cây sồi không phải là 1 loài cây thiêng liêng. Ông đốn 1 cây sồi lớn, khi cây đổ, nó đè tan hết tất cả các cây cối xung quanh, trừ 1 cây sapin trẻ và tuyên bố sẽ gọi tên cây này là cây Chúa Hài đồng Jesus. Từ đó người ta trồng cây thông nhỏ để làm lễ Giáng sinh. Cây đó được gọi là Cây Noel lần đầu tại Alsace vào năm 1521. Năm 1560, những người theo đạo Tin Lành đã phát triển truyền thống này. Đến thế kỷ XIX, cây phát triển rất thịnh hành và đến nay, cây Noel là thứ không thể thiếu của mỗi dịp Giáng sinh.

Ông già noel cũng là hình ảnh bí ẩn

Ông già Noel (có thể viết là Ông già Nô-en) là nhân vật đóng vai trò như là một nhân tố gắn liền với mùa Lễ Giáng Sinh, giống như cây thông Noel vậy. Hình ảnh tiêu biểu của các ông già Noel là một ông già mặc bộ đồ màu đỏ viền trắng với chòm râu trắng và hai hàng ria dài, bộ mặt hóm hỉnh, tiếng cười "hô hô hô", tồn tại trong nhiều văn hoá, đặc biệt ở các nước phương Tây.
Từ đầu, người Hà Lan gọi Thánh Nicholas là Sinter Klass, sau này đọc thành Santa Claus
Trong tiếng Anh, Ông già Noel được gọi là Santa Claus (Thánh Nicolas), xuất phát từ truyền thuyết về một nhân vật có thật, sống ở thế kỷ thứ 4 tên là Nicolas.

Tiếng Pháp gọi là Le Père Noel (nghĩa là Ông cha Noel) vì liên hệ nhiều đến lễ Noel.
Còn trong tiếng Việt, do không hiểu rõ nguồn gốc, thấy hình ảnh cụ già râu tóc bạc phơ xuất hiện vào Noel thì gọi là Ông già Noel cho tiện. Nhiều khi còn được gọi là Ông già Tuyết.

Người ta (đặc biệt là trẻ em) cho rằng Ông già Noel sống và làm việc ở Bắc Cực, nhiều bộ phim nổi tiếng của Hollywood như The Polar Express lại càng củng cố niềm tin thơ ngây này. Các quốc gia ở Bắc Âu như: Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Iceland đều tự nhận rằng, xưởng chế tạo đồ chơi của ông già Noel nằm ở quốc gia họ. Tuy nhiên, Phần Lan lại một mực cho rằng nhà ở thực sự của ông già Noel là tại Greenland nhưng cũng nhận ông già Noel về phần mình

Ngày nay, người ta chấp nhận thông tin: Ông già Noel là hóa thân của Thánh Nicolas ở thành Myra, Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều sử gia cho rằng, hình ảnh đầu tiên về Ông già Noel xuất hiện trong một bài thơ có tên: A visit from Saint Nicholas (Chuyến thăm của Thánh Nicholas) được xuất bản năm 1823. Còn hình ảnh một ông già phúc hậu, với một bộ râu trắng dài trong bộ đồ màu đỏ có viền trắng thì xuất hiện đầu tiên trên báo vào năm 1860 qua nét bút tưởng tượng của nghệ sỹ Thomas Nast.

Câu chuyện về ngày chúa giáng sinh

Câu truyện về ngày sinh của Chúa Jesus có tên bằng tiếng Anh là Nativity. Chúa Jesus do Đức Mẹ Đồng Trinh tự nhiên mang thai mà sinh ra. Sự thụ-thai này do quyền lực thần-diệu của Thượng Đế tạo ra trong khi bà Mary còn đồng-trinh. Chúa Jesus được sinh ra trong một chuồng ngựa (stable) tại Bethlehem và được đặt trong máng cỏ (manger) vì lúc đó trong nhà trọ (inn) không còn một phòng trống nào.

Sau đó, Chúa Jesus được Đức Mẹ Mary và chồng của bà là Joseph nuôi nấng tại Nazareth, một thành phố ở phía bắc Israel. Khi được 12 tuổi, Chúa Jesus đến giáo đường ở Jerusalem và đã làm kinh ngạc các giáo sư về môn Mosaic Law với sự hiểu biết của ngài.

Khi lớn lên, Chúa Jesus chọn được 12 người Tông-Đồ cùng ngài đi khắp nơi ở Palistine để giảng đạo, chữa bệnh, và thực hiện các phép lạ. Một trong những phép lạ đó là phép Loaves and Fishes (những ổ bánh mì và những con cá). Chuyện phép lạ này được người ta truyền lại là khi Chúa Jesus thuyết giảng ở một đám đông trong lúc họ rất đói, người ta chỉ tìm thấy 5 ổ bánh mì và 2 con cá. Thế mà nhờ Chúa Jesus làm phép trên 5 ổ bánh mì và 2 con cá này rồi ra lệnh cho các đệ tử của ngài phân phát đồ ăn cho tất cả mọi người. Sau khi mọi người được phát đầy đủ đồ ăn và ăn một cách no nê, người ta thấy 12 chậu đồ ăn vẫn còn đầy.

Nhờ việc đi rao giảng lời của Thượng Đế, ngài đã có rất nhiều tín đồ và đồng thời cũng có nhiều kẻ thù. Cuối cùng, Chúa Jesus bị tên Judas Iscariot phản bội, bị Pontius Pilate người lãnh đạo dân Do Thái lúc bấy giờ kết án, và bị chính quyền La Mã đóng đinh trên thập tự giá. Những người Thiên Chúa giáo tin là ngài đã cải tử hoàn sinh và sự phục sinh này đã cứu vớt được bao linh hồn.
Share this article :

Đăng nhận xét