ngay le giang sinh

ngay le giang sinh
Lễ Giáng sinh , còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Nô-el, hay Nô-en (nói tắt của từ Em-ma-nu-el, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta) là một ngày lễ quốc tế kỷ niệm ngày Chúa Giê-su sinh ra đời của phần lớn Cơ Đốc giáo. Họ tin là Giê-su được sinh tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và năm 6 SCN .
Một số nước ăn mừng ngày này vào 25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12. Tuy nhiên, những người theo Chính Thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Juliêng để định ngày này, cho nên họ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory.
Nguyên thủy, lễ giáng sinh là của những người theo đạo Kitô giáo, nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của người lãnh đạo tôn giáo mình, người mà họ cho là Thiên Chúa xuống thế làm người. Nhưng dần dần, theo thời gian và qua các lễ hội của phương Tây, người ta tổ chức lễ Giáng sinh ngày càng linh đình. Kết quả là bây giờ, lễ Giáng sinh được xem là một ngày lễ quốc tế, với ông già No-el, cây Giáng sinh và cây thông no-el





Những món quà biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bè bạn. Đối với một số người, những món quà Giáng Sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Ðó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giê-su, món quà mà Thượng Đế đã ban tặng cho con người.

Khi Chúa Giê-su cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba vị vua phương Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình với Chúa. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, trầm hương và chất nhựa thơm. Vàng tượng trưng cho vương quốc của ngài, trầm hương tượng trưng cho linh hồn của ngài và chất nhựa thơm biểu hiện hình ảnh ngài bị đóng đinh trên cây thánh giá.
Ba vị vua rất giàu có nhưng những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa Hài Đồng. Những người chăn cừu tặng ngài hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra

Ông già Nô-en thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà nhà có cây thông giáng sinh, tặng những món quà cho những em bé đang ngủ và thường để quà trong những chiếc tất.

Tục lệ giáng sinh của các nước thật ra mà nói cũng có nhiều điểm tương đồng và khác nhau. Dưới đây là ví dụ về dịp giáng sinh của một số nước trên thế giới:

Ba Lan
Giáng Sinh là nghi lễ không thể thiếu được ở Ba Lan, được kết thúc bằng buổi lễ "Vidual" tổ chức ở nhà vào đêm Giáng Sinh. Trước khi Giáng Sinh tới, mọi người thường quan tâm đến việc cùng chia sẻ và kết nối lại tình bạn để cho lễ kỉ niệm vào đầu mùa đông sẽ là sự kết hợp hài hoà giữa thời tiết và tinh thần của Giáng Sinh. Lòng hiếu khách rất quan trọng. Những ngọn nến chiếu sáng ở mỗi ô cửa sổ để đón chào Thiên Chúa. Cây thông Nô-en được trang trí bằng hoa quả thật và bánh bích quy, cùng với cả các đồ trang trí khác hoặc giấy cắt và quả trứng ngộ nghĩnh.

Nga
Người Nga tổ chức lễ Giáng Sinh theo ngày lễ chính thống vào vào mùng bảy tháng Giêng. Người Nga không trang trí cây thông Nô-en nhưng mọi người vẫn tạo ra một cây khác gọi là cây Evegreen (cây xanh mãi mãi). Nó cũng còn được gọi là "cây năm mới"

Hà Lan
Cũng như các quốc gia Tây Âu khác, lễ hội bắt đầu ở Hà Lan vào ngày 5 tháng 12- đêm thánh Nicolas. Món quà của thánh Nicolas tặng cho ba chị em nghèo khổ qua chiếc ống khói và phong tục treo tất ở ống khói có thể được bắt nguồn từ câu chuyện này. Mỗi năm thánh bổn mạng ở Amster dam đi thuyền tới thành phố với người cộng sự của mình là Black Peter ăn mặc như một người More. Họ được đón chào nồng nhiệt. Mọi người trao đổi quà với nhau và họ náo nức chuẩn bị cho mùa Giáng Sinh.
Bánh Buche Noel


Tổ tiên người phương Tây thường nhóm củi trong ống khói nhà, họ tin rằng lửa càng kêu lách cách thì các thần dữ sẽ tránh xa. Ngày nay, tập tục mất dần vì không mấy nhà còn ống khói. Thay vào đó, theo sáng kiến của một thợ làm bánh ở Pháp, năm 1875, người ta làm chiếc bánh ngọt có hình cây củi để mọi người thưởng thức trong đêm Noel và lưu truyền cho đến nay.

ngay le giang sinh

Chúa chào đời vào ngày 25 tháng 12 trong máng cỏ nghèo hèn đã để lại cho nhân loại lịch sử suy niệm, từ đó trở đi hàng năm tín đồ ThiênChúa Giáo cử hành lễ Giáng Sinh rất long trọng khắp nơi trên thế giới. để tưởng nhớ ngày Chúa ra đời bên thành Bêlem/Bethelem, trên phần đất nghèo nàn thuộc lãnh thổ Do Thái / Israel.

Sự nhập thế của Chúa Hài đồng trong máng cỏ nghèo hèn đã có những hiện tượng lạ theo sự hướng dẫn của ngôi sao kỳ diệu, các vị vua vùng lân cận đã tìm đến hầu Ngài (trong lễ ba Vua). Mọi người trên thế giới đều thờ kính Ngài con một của Chúa cha đã xuống thế làm người và chiệu chết trên cây Thánh giá.
Share this article :

Đăng nhận xét