Kinh nghiệm bóc tách dự toán xây dựng
Bóc tách dự toán là một công việc yêu cầu độ chính xác cao, chỉ cần sai sót một chút cũng khiến giá trị dự toán bị sai lệch nhiều do đó đòi hỏi bạn phải thật cẩn thận, tỷ mỉ trong từng phép tính. Blog xây dựng xin nêu một số kinh nghiệm sau bạn để bạn có thể tham khảo sử dụng trong quá trình bóc tách dự toán của mình.
- Đọc kỹ bản vẽ
Bản vẽ là cơ sở để ta tính toán, bóc tách khối lượng vì vậy việc đầu tiên cần là bạn phải đọc thật kỹ bản vẽ để nắm được những yêu cầu của công trình mà mình đang tính toán. Hiểu được cấu tạo, quy mô kiến trúc, kết cấu, vật liệu sử dụng và quy trình công nghệ mà người thiết kế áp dụng từ đó bạn có thể khái quát cho mình các bước để bóc tách dự toán, những công việc cần làm. “Biết người biết ta – trăm trận trăm thắng” phải không các bạn ?
- Bóc tách theo trình tự thi công:
Có rất nhiều cách bóc tách dự toán nhưng bóc tách theo trình tự thi công là yên tâm nhất, bản thân Blog Xây dựng đã qua nhiều năm đều áp dụng cách này và thấy rất ổn. Bóc dự toán theo trình tự thi công giúp ta kiểm soát được đầu mục các công việc do đó không sợ mất khối lượng.
- Chia các hình khối phức tạp thành hình đơn giản
Trong bài viết trước đây về các kỹ năng cần có để lập dự toán thì Blog xây dựng có đề cập đến vấn đề kỹ năng tính toán và đây cũng không nằm ngoài kỹ năng đó. Bạn biết đấy, các kết cấu xây dựng đa phần là những hình khối đơn giản như hình vuông, hình chữ nhật, hình hộp…và một số các bộ phận kết cấu là giao của các hình đó nên khi tính toán ta nên tách chúng ra thành các hình khối đơn giản để tính toán, như vật sẽ không bị nhầm lẫn về phép tính.
- Tính toán theo một quy tắc nhất định
Khi đặt một phép tính bạn có nghĩ xem mình nên tính như thế nào không hay cứ vậy là tính ? Vẫn biết là ra kết quả là được nhưng bạn nên trình bày sao cho dễ hiểu và theo một nguyên tắc nhấ quán để khi người kiểm tra, thẩm định dự toán của bạn họ có thể biết được những số liệu bạn lấy ở đâu. Ví dụ như khi tính khối lượng thì mình hay làm như thế này:
Khối lượng = bộ phận giống nhau x dài x rộng x cao
Khi đã hình thành công thức này trong đầu thì khi đọc hồ sơ bạn sẽ biết phải làm việc gì đầu tiên rồi phải không ?
- Luôn có câm nang tính toán bên mình
Không phải ai cũng thiên tài để nhớ được hết các công thức toán học hoặc những mẹo tính toán. Bạn nên có một cuốn sổ nhỏ ghi những công thức tính toán hay dung hoặc những cách tính mà bạn thấy tâm đắc, nó sẽ là cứu cánh của bạn trong nhiều trường hợp đấy. Ví dụ như công thức 3 độ cao ( hay vẫn gọi là công thức hình đống cát ) thì có rất nhiều bạn không nhớ.
Chúc bạn thành công.
Nguồn bài viết từ http://www.azxaydung.com
Đăng nhận xét