Hồ sơ dự thầu gồm những gì



Hồ sơ dự thầu gồm những gì

Trong xây dựng bạn thường hay nghe tới hai từ “đấu thầu” hay “dự thầu” rồi làm “bài thầu” chính là chỉ hoạt động đấu thầu và làm hồ sơ dự thầu, bài viết này mình xin đưa ra một số ý kiến khái quát của bản thân về “hồ sơ dự thầu” hay “bài thầu”.

Xin không nhắc nhiều đến hoạt động đấu thầu nữa vì đấu thầu đã có hẳn một luật quy định riêng về nó, đó là Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11, trong đó nói rất rõ về các hoạt động đấu thầu và các bước chuẩn bị cho một cuộc đấu thầu. Kể cả cách lập hồ sơ dự thầu cũng có hẳn mấy thông tư hướng dẫn hẳn hoi còn cách lập một bộ hồ sơ dự thầu thì không có thông tư nào hướng dẫn cả.


Nói là lập “hồ sơ dự thầu” hay làm “bài thầu” cũng không sai vì theo quan niệm của mình thì làm hồ sơ dự thầu cũng như mình làm một bài kiểm tra tổng thể để xét điều kiện kết thúc học kỳ mà đề bài là cái hồ sơ mời thầu. Trong hồ sơ mời thầu (HSMT) cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin tối thiểu để bạn chuẩn bị hồ sơ dự thầu (HSDT) hay bài thầu của bạn. Các thông tin đó được cung cấp rõ nhất trong “bảng dữ liệu đấu thầu” bao gồm các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tài chính, các yêu cầu về kỹ thuật và giá dự thầu.

Bây giờ ta hãy đi xem một bộ hồ sơ dự thầu gồm những phần gì .

Tùy theo cách làm của mỗi người mà họ sẽ chuẩn bị hồ sơ dự thầu theo nhiều cách khác nhau. Riêng bản thân mình, mình quan niệm trước tiên HSDT phải là một đáp án đầy đủ đáp ứng được yêu cầu của HSMT, do đó mình phân ra thành các phần chính như sau:

A. Hồ sơ pháp lý bao gồm:

1.Đơn dự thầu và các phụ lục kèm theo đơn.

2. Hồ sơ pháp nhân nhà thầu.

3. Hồ sơ năng lực – Kinh nghiệm

4. Hồ sơ năng lực tài chính.

B. Hồ sơ kỹ thuật gồm có:

1. Thuyết minh biện pháp kỹ thuật thi công

2. Bản vẽ kỹ thuật thi công

3. Tổ chức thi công

C. Giá dự thầu gồm có:

1. Giá dự thầu

2. Vật tư dùng cho công trình.

D. Kết luận

Cách phân ra như vậy sẽ giúp mình không bỏ qua bất kỳ nội dung yêu cầu nào của HSMT và chuẩn bị đầy đủ nhất các thủ tục cho HSDT. Như bạn thấy ở đây, mỗi phần chính gồm nhiều phần nhỏ và mỗi danh mục nhỏ lại gồm nhiều các nội dung khác nhằm đáp ứng các yêu cầu của HSMT sao cho số điểm kỹ thuật đạt yêu cầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật và lọt vào vòng đánh giá về tài chính.

Để lập được một bộ HSDT hoàn chỉnh, nếu như công ty lớn có thể có hẳn một phòng dự án chuyên lập các hồ sơ dự thầu thì mỗi người có thể làm một mảng công việc còn nếu chỉ có riêng bạn thì yêu cầu bạn phải có kỹ năng tổng hợp về nhiều mặt, nói chung là cả một quá trình tích lũy kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ. Trong các bài viết tiếp theo mình sẽ bàn tiếp với các bạn về các lập một bộ hồ sơ dự thầu cho hoàn chỉnh. Chúc các bạn thành công…!

Share this article :

Đăng nhận xét